logo mai han

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Tắm thuốc - Công dụng tùy vào cách tắm

Tắm thuốc đang là một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, thẩm mỹ được nhiều người ưa thích, nhất là chị em phụ nữ. Những người tìm đến dịch vụ này để mong muốn có được làn da, sắc vóc như ý và luôn khoẻ mạnh. Kiểu tắm này liệu có hiệu quả chữa bệnh và có thực sự chỉ toàn lợi mà vô hại như quảng cáo?

Tắm thuốc
Tắm thuốc

Liệu pháp tắm thuốc là một phương pháp điều trị bên ngoài căn cứ vào nguyên tắc luận chứng và điều trị của đông y, bằng cách ngâm minh trong bồn tắm với những loại thuốc đông y cần thiết, dựa vào hiệu quả điều trị của thuốc và tác dụng sức nóng tác dụng cơ giới của nước, một phương pháp ngoại trị, để đạt được mục đích điều trị bệnh, dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe.
Với bồn tắm gỗ không những là dạng bồn tắm thông thường mà còn được sử dụng để tắm ngâm thuốc bắc hoặc thảo dược. Các bác sĩ đông y sẽ kê toa cho bệnh nhân để họ ngâm với liều lượng thuốc hoặc thảo dược phù hợp. Quá trình này có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng việc ngâm mình trong bồn tắm thuốc nó đem lại những công dụng khác nhau tùy theo cách tắm của người sử dụng.

Bồn tắm thuốc
Bồn tắm gỗ
Tuỳ theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít, người ta chia tắm thuốc làm các loại:
 + Toàn thân dược dục: ngâm toàn cơ thể trong dịch thuốc được chứa trong bồn tắm gỗ có dung tích 250 –  300 lít từ 20 – 30 phút, mỗi ngày một lần, mười lần là một liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý nội khoa  và da liễu.
 + Bán thân dược dục: ngâm nửa dưới cơ thể trong dịch thuốc, bệnh nhân ngồi tới rốn. Mỗi lần ngâm 20 –  30  phút, mỗi ngày một lần, mười lần là một liệu trình. Loại này thường dùng cho các bệnh lý chi dưới như:  viêm  khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt bại hai chân.
 + Cục bộ dược dục: ngâm chi thể hoặc một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hay tiếp xúc với dịch thuốc  nhiều lần. Tuỳ cách thức và bộ phận ngâm mà phân thành nhiều loại ngâm như: tay, chân, ngâm tứ chi, ngâm  đầu, rửa mắt, rửa mặt…
Tắm thuốc tác động lên cơ thể thông qua tác dụng của thuốc và tác dụng của nước. Trải qua quá trình bào chế, đun nấu…các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh trong dược liệu sẽ hoà tan vào nước hoặc toả ra theo hơi nước, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc hoặc ngấm vào cơ thể.
Tác động trực tiếp bên ngoài thường được ứng dụng cho các bệnh lý ngoài da, bệnh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn…
Hoạt chất ngấm vào trong cơ thể (thông qua ngấm niêm mạc mũi miệng do hít hơi thuốc và thẩm thấu qua da) tác động chủ yếu cho các bệnh lý nội khoa. Độ ấm của dịch thuốc có tác dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da, làm giảm cơ và giảm đau.
Áp lực của nước trong bồn tắm thuốc có tác dụng xoa bóp các bộ phận ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau. Ngoài ra, theo quan niệm của y học cổ truyền, dịch thuốc còn tác động lên các huyệt vị châm cứu, phối hợp với các động tác xoa bóp khi ngâm sẽ giúp cơ thể điều chỉnh cân bằng âm dương, phục hồi công năng các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch.