logo mai han

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Tắm thuốc bắc

Phương pháp tắm thuốc bắc được gọi là dược dục liệu pháp nó chính là sự kết hợp giữa áp lực của nước trong bồn tắm thuốc và thuốc. Tắm thuốc giúp chữa nhiều bệnh ngoài da, xương khớp và nhiều bệnh khác như viêm tắc động mạch chân, liệt bại 2 chân.

Tùy theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít, người ta chia phương pháp tắm thuốc bắc làm 3 loại sau:
- Toàn thân dược dục: Ngâm toàn bộ cơ thể trong dịch thuốc chứa trong bồn tắm thuốc từ 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý nội khoa và da liễu.

Tắm thuốc

- Bán thân dược dục: Ngâm nửa dưới cơ thể trong dịch thuốc, bệnh nhân ngồi cho nước ngập tới rốn. Mỗi lần ngâm trong 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý chi dưới như viêm khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt bại hai chân.

- Cục bộ dược dục: Ngâm một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hoặc tiếp xúc với dịch thuốc nhiều lần, bao gồm ngâm tay, ngâm chân, ngâm tứ chi, ngâm đầu, rửa mắt, rửa mặt...thường dùng cho những bệnh viêm khớp, viêm dây thần kinh, tê bì chi dưới, viêm tắc động mạch, các bệnh ngoài da.

Phương pháp tắm thuốc bắc tác động trực tiếp bên ngoài của thuốc giúp chữa các bệnh lý ngoài da, bệnh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn... nhờ khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề, chống ngứa của dịch thuốc. Tác động bên trong giúp chữa các bệnh lý nội khoa. Tuy nhiên, hai con đường này ít khi thực hiện riêng rẽ mà thường phối hợp, hỗ trợ nhau.

Tắm bồn tắm

Nước tác động lên cơ thể nhờ hai yếu tố: nhiệt độ và áp lực. Dịch thuốc ấm có tác dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da, làm giãn cơ và giảm đau. Đối với các vết thương xung huyết thời kỳ đầu, việc ngâm trong dịch thuốc lạnh có khả năng làm co mạch và giảm xuất tiết. Áp lực của nước trong bồn tắm thuốc có tác dụng xoa bóp các bộ phận được ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau.

Ngoài ra, dịch thuốc còn tác động lên các huyệt vị, nếu kết hợp với các động tác xoa bóp khi ngâm sẽ giúp cơ thể cân bằng âm dương, phục hồi công năng của các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch.